CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN

Nội dung chính

  • Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (TQC) là tổ chức chứng nhận hợp chuẩn được Giám đốc Văn phòng Công nhận Chất lượng – Bộ Khoa học công nghệ công nhận năng lực chứng nhận sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012, mã số VICAS 015- PRO. Phạm vi được công nhận theo Quyết định số 50/QĐ-VPCNCL ngày 16/01/2024
  • Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng
Danh mục sản phẩm

TT

Tên sản phẩm

Tiêu chuẩn

Thủ tục chứng nhận

Phương thức chứng nhận

1.

Cáp kim loại dùng trong mạng viễn thông

Telecommunication network metallic cable

TCVN 8238:2009

TCVN 8697:2011

TCVN 8698:2011

 

TT-01

 

5, 7

2.

Thiết bị tập trung thuê bao

Digital line unit DLU or remote subscriber unit RSU

 

TCVN 7189:2009

 

TT-02

 

5, 7

3.

Thiết bị ghép kênh số 140 Mbit/s

140 Mbit/s digital multiplexer equipment

 

TCVN 8237:2009

 

TT-03

 

5, 7

4.

Thiết bị ghép kênh số 34 Mbit/s

34 Mbit/s digital multiplexer equipment

 

TCVN 8236:2009

 

TT-04

 

5, 7

5.

Cáp sợi quang

Optical fiber cable

TCVN 8665:2011

TCVN 8696:2011

 

TT-05

 

5, 7

6.

Thiết bị cảnh báo (nhiệt độ, cửa mở, đột nhập, cháy và khói, độ cao bằng đèn báo,…) cho nhà trạm, nhà cao tầng và trụ ăng ten

Fire detection and alarm system

 

 

TCVN 5738:2001

 

 

TT-06

 

 

5, 7

7.

Cáp đồng trục dùng trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp

Coaxial communication cable used in cabled television distribution network

 

 

TCVN 10296:2014

 

 

TT-07

 

 

5, 7

8.

Thiết bị lọc tín hiệu thoại trên đường truyền số liệu

Voice splitter on data communication line

 

TCVN 7189:2009

 

TT-10

 

5, 7

9.

Thiết bị ghép kênh quang

Optical multiplexer/ demultiplexer

G.703 (11/2001) G.704 (10/1998)

 

TT-11

 

5, 7

10.

Giá, phiến đấu dây

Main distribution frame, line termination module (connection/disconnection module)

 

ISO/IEC 11801:2002

 

TT-12

 

5, 7

11.

Hộp đấu dây diện thoại

Telephone line termination box

 

IEC 61439-1:2009

 

TT-13

 

5, 7

12.

Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện

Protective device against over-voltage and over- current from lighting discharges and electric power lines

 

IEC 61643-1:2005

IEC 61643-11:2011

IEC 61643-21:2000

 

 

TT-14

 

 

5, 7

13.

Bộ thu tín hiệu truyền hình

Set top box

 

TCVN 7189:2009

 

TT-15

 

5, 7

14.

Măng xông cáp

Cable closure

 

IEC 61439-1:2011

 

TT-17

 

5, 7

15.

Thiết bị nguồn -48 VDC dùng cho thiết bị viễn thông

Power    plant   -48    VDC    for              telecommunication equipment

 

TCVN 8687:2011

 

TT-19

 

5, 7

TT

Tên sản phẩm

Tiêu chuẩn

 

Thủ tục chứng nhận

Phương thức chứng nhận

1.

Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm sử dụng trong mạng viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình

Plastic ducting used for underground cable lines in telecommunication, information and television networks

 

 

TCVN 8699:2011

 

 

TT-16

 

 

5, 7

Phương thức chứng nhận hợp chuẩn
Phương thức 1 – Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm
  1. Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm nhập khẩu.
  2. Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh giá lô sản phẩm. Tổ chức chứng nhận phân loại, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm với hồ sơ nhập khẩu. Bước 2Lấy mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của “Quy trình, thủ tục chứng nhận hợp chuẩn áp dụng tại các tổ chức chứng nhận thuộc Cục Viễn thông” ban hành kèm theo Quyết định số 350/QĐ-CVT ngày 12/09/2013 của Cục trưởng Cục Viễn thông (sau đây gọi tắt là QĐ số 350/QĐ-CVT)) Tổ chức chứng nhận lấy mẫu sản phẩm theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô sản phẩm và niêm phong mẫu. Bước 3: Đo kiểm mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của QĐ số 350/QĐ-CVT) Bước 4: Tổ chức, cá nhân nộp kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm cho Tổ chức chứng nhận. Bước 5: Đánh giá kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả đo kiểm các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận. Bước 6: Kết luận Tổ chức chứng nhận kết luận về sự phù hợp của sản phẩm trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm so với hồ sơ nhập khẩu và kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận.
  1. Giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm: Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm và không thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.

Phương thức 2 – Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

  1. Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm sản xuất trong nước.
  2. Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất.

Đối với tổ chức, cá nhân chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: Tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm đề nghị chứng nhận.

Đối với tổ chức, cá nhân có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: Tổ chức chứng nhận tiến hành xem xét hồ sơ và đánh giá kiểm chứng thực tế việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân và xác nhận tính phù hợp.

Tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 của QĐ số 350/QĐ-CVT.

Bước 2: Lấy mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của QĐ số 350/QĐ-CVT)

Tổ chức chứng nhận thực hiện lấy và niêm phong mẫu sản phẩm trên thị trường hoặc tại cơ sở sản xuất, kho hàng của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận.

Bước 3: Đo kiểm mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của QĐ số 350/QĐ-CVT)

Bước 4: Tổ chức, cá nhân nộp kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm cho Tổ chức chứng nhận.

Bước 5: Đánh giá kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm

Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả đo kiểm các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận.

Bước 6: Kết luận

Tổ chức chứng nhận kết luận về sự phù hợp của sản phẩm trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận và kết quả đánh giá sự phù hợp của hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  1. Giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm: Thực hiện thông qua việc đánh giá lại quá trình sản xuất và kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận, quy định tại Chương III của QĐ số 350/QĐ-CVT.

 

Hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp chuẩn
  1. Văn bản đề nghị chứng nhận hợp chuẩn (theo mẫu tại Phụ lục IVcủa QĐ số 350/QĐ-CVT);
  2. Bản sao giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
  3. Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm; ảnh chụp bên ngoài; hãng sản xuất;
  4. Kết quả đo kiểm sản phẩm (sau khi hoàn thành việc đo kiểm);
  5. đ) Bản sao giấy tờ chỉ định lô sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung sau: tên, ký hiệu, số lượng và nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm (hợp đồng, tờ khai hải quan,…).
  1. Văn bản đề nghị chứng nhận hợp chuẩn (theo mẫu tại Phụ lục IV của QĐ số 350/QĐ-CVT);
  2. Bản sao giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
  3. Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm; ảnh chụp bên ngoài; hãng sản xuất;
  4. Kết quả đo kiểm sản phẩm (sau khi hoàn thành việc đo kiểm);
  5. đ) Bản sao chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm (nếu có);
  6. Bản sao Giấy chứng nhận sản phẩm đề nghị chứng nhận lại hoặc chứng nhận mở rộng (nếu có);
  7. Tài liệu thiết kế, quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
CÁC LOẠI PHÍ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
Các loại phí Chứng nhận Hợp chuẩn được quy định tại Quyết định số 351/QĐ-CVT ngày 12/09/2013 của Cục Viễn thông, Cụ thể gồm các nội dung sau:
1. Chi phí chứng nhận hợp chuẩn (CNHC) sản phẩm bao gồm:
1.1. Chi phí tiếp nhận hồ sơ
1.2. Chi phí đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với Phương thức 2 tại Quy trình, thủ tục CNHC áp dụng tại các Tổ chức chứng nhận thuộc Cục Viễn thông ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-CVT ngày 12/09/2013 của Cục Viễn thông);
1.3. Chi phí xem xét lô sản phẩm (áp dụng đối với Phương thức 1 tại Quy trình, thủ tục CNHC nêu trên);
1.4. Chi phí lấy mẫu;
1.5. Chi phí đánh giá bổ sung;
1.6. Chi phí đánh giá kết luận;
1.7. Chi phí thuê chuyên gia ngoài (nếu có);
1.8. Thuế giá trị gia tăng (VAT).
2. Chi phí này chưa tính đến:
– Chi phí ăn ở, đi lại của đoàn đánh giá;
– Chi phí thử nghiệm mẫu.
Liên hệ ĐĂNG KÝ
  • Địa điểm: Phòng Chứng nhận – Trung tâm đo Lường Chất lượng Viễn Thông
  • Địa chỉ: Tầng 7 tòa nhà VNTA, số 68, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 024.39436608
  • Địa điểm: Chi nhánh Miền Trung – Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông
  • Địa chỉ: Số 42, đường Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3583222
  • Địa điểm: Chi nhánh Miền Nam – Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông
  • Địa chỉ: Số 60, đường Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.39919066

TQC

TRỤ SỞ CHÍNH

Tầng 7, 8 – Tòa nhà Cục Viễn thông, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

CHI NHÁNH MIỀN TRUNG

Số 42, đường Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

CHI NHÁNH MIỀN NAM

Số 60, đường Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

TÍN NHIỆM MẠNG

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright @ 2024