Tuân thủ công tác giám sát thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định

Giám sát thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định là trách nhiệm bắt buộc của Tổ chức kiểm định. Nhiệm vụ giám sát nhằm đảm bảo việc thực của các cơ quan, tổ chức có liên quan hiện đúng chủ trương, định hướng của nhà nước. Công tác giám sát được Bộ thông tin và Truyền thông quy định tại điều 8 thông tư 07/2020/TT-BTTTT, ngày 13/04/2020.

Ngày 02/04/2024, Trung tâm Đo lường chất lượng viễn thông đã ban hành quyết định số 47/QĐ-TTDLCL về Kế hoạch giám sát năm 2024 đối với các thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Ngay sau khi hoàn thành xây dựng, thông qua phương án triển khai kế hoạch giám sát thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện, Trung tâm đã đồng loạt ra quân giám sát trên địa bàn cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Đến hiện nay, tính đến hết 7 tháng đầu năm Trung tâm đã triển khai triển khai hơn 8 đợt giám sát với tổng số 569 trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng.

Ảnh chụp: Kiểm tra giám sát thông tin anten tại vị trí lắp đặt trạm ở Hà Nội

Ảnh chụp: Kiểm tra giám sát thực tế nhà trạm tại tỉnh Quảng Bình

Thống kê cho thấy từ năm 2021 đến 2023, Trung tâm Đo lường chất lượng viễn thông đã triển khai 46 đoàn (năm 2021: 11 đoàn; năm 2022: 14 đoàn; năm 2023: 21 đoàn) với tổng số trạm được giám sát trên toàn quốc là 2714 trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng, chiếm hơn 4% số trạm được cấp phép. Với tỷ lệ trạm giám sát được tăng cường về tỷ lệ cũng như số lượng địa bàn tỉnh/thành qua từng năm cho thấy công tác giám sát sau cấp giấy chứng nhận kiểm định ngày càng được Trung tâm từng bước đẩy mạnh và thường xuyên, liên tục; Kết quả các lần giám sát đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời 141 trạm gốc (trong đó: Viettel 20 trạm; Mobifone: 84 trạm; Vinaphone: 28 trạm, Vietnamobile 9 trạm) có điểm không phù hợp, chiếm tỷ lệ 5,2%.

Ảnh chụp: Kiểm tra giám sát thông tin về trạm gốc bên ngoài nhà trạm

Bên cạnh đó, các đoàn giám sát của Trung tâm cũng nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn. Việc này đã tăng cường, củng cố sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước giữa tổ chức kiểm định và cơ quản quản lý nhà nước tại địa phương. Trung tâm thực hiện thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định nhưng không còn phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Ảnh chụp: Phối hợp với cán bộ của Sở TTTT Quảng Trị kiểm tra, giám sát thông tin trạm gốc

Ảnh chụp: Cùng trao đổi với cán bộ sở TTTT Tây Ninh để đối chiếu thông tin trạm gốc

Trong thời gian sắp tới, Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Sở TTTT và các đơn vị quản lý nhà nước đẩy mạnh hơn nữa công tác giám sát trạm gốc sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ trách nhiệm của Tổ chức kiểm định, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan theo thông tư 07/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

ĐA-CNMT.

Share on facebook
Share on twitter
Share on email
Tin liên quan

TQC

TRỤ SỞ CHÍNH

Tầng 7, 8 – Tòa nhà Cục Viễn thông, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

CHI NHÁNH MIỀN TRUNG

Số 42, đường Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

CHI NHÁNH MIỀN NAM

Số 60, đường Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

TÍN NHIỆM MẠNG

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright @ 2024